Kết quả tìm kiếm cho "phụ huynh 4.0"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 427
Ngày 15/10/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật. Chỉ trong một bài báo ngắn gọn, Người đã nêu rất đầy đủ ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của công tác dân vận trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Là sân chơi hấp dẫn, thể hiện chất “nghệ sĩ” của người nông dân, Hội thi “Nhà nông đua tài” năm 2024, do Hội Nông dân tỉnh tổ chức đã tạo động lực, cổ vũ bà con hăng say lao động, sản xuất. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về các nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Toàn tỉnh hiện có 156 đơn vị hành chính cấp xã. Theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030) và các số liệu tính đến ngày 31/12/2022, phường Mỹ Xuyên (TP. Long Xuyên) thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025. Do đó, tỉnh thực hiện điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phường Mỹ Xuyên với đơn vị liền kề (phường Đông Xuyên).
Để bảo đảm tiến độ các công trình trọng điểm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, nhất là trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, bồi thường và giải phóng mặt bằng để dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trường THPT An Phú là trường tiêu biểu về thành tích dạy và học của huyện An Phú. Dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoàn cảnh đặc biệt của nhiều học sinh…, nhưng với nỗ lực của thầy và trò, sự hỗ trợ của các cấp, ngành, trường đã đạt nhiều kết quả trong dạy và học. Nhiều năm liền, trường có 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ đỗ vào các trường đại học khá cao. Năm học qua, có 51,36% học sinh xếp loại học lực giỏi/tốt; 99% xếp loại hạnh kiểm/rèn luyện tốt; đạt 33 giải các kỳ thi cấp tỉnh; đạt 14 huy chương Hội khỏe Phù Đổng và Hội thao Giáo dục quốc phòng - an ninh…
Theo quy định hiện nay, ở cấp xã có cán bộ, công chức chuyên trách và người hoạt động không chuyên trách. Người hoạt động không chuyên trách bao gồm lực lượng ở cấp xã, khóm, ấp và tổ dân phố. Họ phải phụ trách rất nhiều mảng, nhưng thu nhập lại thấp, gần như không thể trang trải cuộc sống. Áp lực công việc, áp lực gia đình đè nặng đôi vai, nên đã có rất nhiều ý kiến đề nghị sớm “bàn cho ra” vấn đề này.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Phú Tân đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung mô hình giảm nghèo hiệu quả từ việc đa dạng hóa các mô hình sinh kế cho người dân. Bằng cách làm này đã giúp nhiều hộ nghèo có mô hình kinh tế ổn định, làm tiền đề vươn lên thoát nghèo.
9 tháng qua, bức tranh kinh tế - xã hội (KTXH) An Giang có nhiều triển vọng tích cực. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) cải thiện rõ rệt, quý I tăng 5,39%, quý II tăng 7,9% và 6 tháng tăng 6,6%, quý III tăng 7,15%. Bình quân, tốc độ tăng trưởng GRDP trong 9 tháng của năm 2024 ước tăng 6,8%.
Nguyễn Văn Thương (sinh năm 1990, ngụ khóm Đông Thịnh 5, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên) và Nguyễn Thanh Phú (sinh năm 1993, ngụ khóm Bình Long 2, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên) hùn tiền mua ma túy, sau đó vào phòng trọ của Trần Thị Huỳnh Giao (sinh năm 2002, ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú) cùng nhau sử dụng. Không chỉ cho bạn bè tụ tập sử dụng, khi lực lượng chức năng phát hiện, Giao còn chứa nhiều chất ma túy trong phòng.
Sáng 19/8, Ban Tổ chức Tỉnh ủy An Giang, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng phối hợp Học viện Chính trị Khu vực IV tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ dự nguồn quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Nghề nuôi ba ba ở xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) được hình thành cách đây khoảng 20 năm, thu hút nhiều nông dân tham gia. Tuy nhiên, dần dần nghề nuôi giảm hiệu quả và lợi nhuận, nên nông dân chuyển sang mô hình sản xuất khác. Hiện nay, tại ấp Rò Leng, chỉ còn hộ chị Huỳnh Thị Tuyết Hồng gắn bó với ba ba.
Năm học 2024 - 2025, tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), học sinh, sinh viên (HSSV) tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng; được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực khi bị ốm đau, tai nạn; được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường học… Từ đó, giúp các em có cơ hội được điều trị bệnh, tiếp tục học tập. HSSV tham gia BHYT là chia sẻ rủi ro, giảm gánh nặng tài chính khi khám, chữa bệnh (KCB).